Nhiều nghiên cứu cho rằng gạo lứt rất có lợi cho bệnh tiểu đường, nhưng sự thật có phải như vậy không? Người tiểu đường nên ăn gạo lứt như thế nào để đảm bảo sức khỏe? Chúng ta hãy cùng đọc bài viết này để tìm câu trả lời nhé!
Xem thêm
- Cách ăn gạo lứt giảm cân hiệu quả ngay sau 2 tuần
- 12 tác dụng thần kỳ của gạo lứt đỏ với sức khỏe con người
Người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt không? Câu trả lời là CÓ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gạo lứt rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Gạo lứt rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường
– Gạo lứt giàu chất xơ có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng. Duy trì được số cân và vóc dáng lý tưởng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
– Gạo lứt giải phóng đường chậm và giúp ổn định lượng đường trong máu, do đó người tiểu đường thường ăn gạo lứt thay cho gạo trắng. Những người bình thường nếu ăn gạo lứt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
– Gạo lứt giàu magie giúp ích cho quá trình bài tiết glucose và insulin. Đó là lý do tại sao bác sĩ khuyên những người bị bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt.
Người bệnh tiểu đường chế biến và ăn gạo lứt như thế nào?
Ăn gạo lứt có thể hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi chúng ta ăn đúng cách. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là người tiểu đường nên ăn gạo lứt như thế nào để phát huy tối đa tác dụng?
Trong Đông y, bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) thuộc phạm trù Tiêu khát, xảy ra do chứng âm hư dương hư, chứng nhiệt phương hại phổi, vị nhiệt phương hại chất tiết và can thận âm hư gây nên.
Người bị tiểu đường có thể dùng gạo lứt để nấu cơm ăn thay gạo trắng. Ngoài ra còn có một số cách nấu gạo lứt để làm món ăn, bài thuốc trị bệnh như sau:
Xem thêm: Cách nấu cơm gạo lứt, làm gạo lứt rang, mầm gạo lứt
Ăn gạo lứt trị bệnh tiểu đường do chứng âm hư dương hư
Triệu chứng: Tiểu nhiều, nước tiểu đặc, mặt sạm, vành tai khô, mỏi lưng, đau khớp, người hàn, sợ lạnh, lưỡi nhợt, rêu lưỡi ít, mạch trầm, mạch thưa, mạch yếu.

Trong Đông y, sử dụng gạo lứt làm món ăn có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường
Người tiểu đường do chứng âm hư dương hư ăn gạo lứt như thế nào? Chúng ta có thể dùng gạo lứt để chế biến món chè sữa tươi, cách làm như sau:
– Chuẩn bị 1000g sữa bò, 40g hạt óc chó rán, 20g hạt óc chó sống, 50g gạo lứt.
– Gạo lứt vo sạch, ngâm nước lạnh trong 1 tiếng đồng hồ, vớt ra để ráo nước.
– Trộn gạo lứt với các nguyên liệu còn lại, xay mịn.
– Cho một ít nước vào nồi đun sôi, sau đó từ từ đổ hỗn hợp vừa xay vào, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi sôi.
– Dùng món ăn này trong bữa sáng và tối trong 3 – 4 tuần liên tục.
Ăn gạo lứt trị tiểu đường do chứng nhiệt phương hại phổi
– Triệu chứng: Uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, ăn nhiều, ngứa da, mụn nhọt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, ít nước bọt, mạch mạnh.
Người tiểu đường do chứng nhiệt phương hại phổi ăn gạo lứt như thế nào? Đó là dùng gạo lứt để nấu thành món cháo ngọc trúc.
– Chuẩn bị 15 – 20g ngọc trúc khô hoặc 30 – 60g ngọc trúc tươi, 100g gạo lứt, 1 ít đường phèn.
– Ngọc trúc rửa sạch, bỏ rễ, thái vụn, sắc lấy nước, bỏ bã.
– Gạo lứt vo sạch, nấu cháo với nước sắc ngọc trúc và thêm 1 ít nước lọc đến khi gạo chín nhừ.
– Dùng món ăn này vào bữa sáng và tối trong 5 – 10 ngày liên tục.

Cháo gạo lứt ngọc trúc cho người bị tiểu đường
Ăn gạo lứt trị tiểu đường do vị nhiệt phương hại chất tiết
– Triệu chứng: Ăn nhiều hay đói, người gầy, buồn bực, cơ thể nóng, ra mồ hôi, táo bón, khát nước, nước tiểu nhiều, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, ít nước bọt, mạch trơn, đập mạnh.
Người tiểu đường do vị nhiệt phương hại chất tiết ăn gạo lứt như thế nào? Đó là dùng gạo lứt nấu cháo với bột cát căn.
– Chuẩn bị 100g gạo lứt, 30g bột cát căn.
– Gạo lứt vo sạch, nấu cháo với lượng nước vừa phải ở lửa to, khi gạo chín thì chuyển sang lửa nhỏ. Khi gạo lứt gần nhừ thì đổ bột cát căn vào, đun đến khi gạo chín nhừ là được.
– Dùng món ăn này vào bữa sáng và tối, liên tục trong 3 – 4 tuần.
Một số lưu ý cho người bị bệnh tiểu đường khi ăn gạo lứt
Mặc dù tốt cho hầu hết mọi người, nhưng người bị bệnh tiểu đường vẫn cần biết ăn gạo lứt như thế nào, số lượng bao nhiêu để không hại đến sức khỏe. Một số lời khuyên người bệnh cần nhớ là:
– Gạo lứt cũng chứa tinh bột, do đó khi ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ để không làm tăng đường huyết.
– Nếu ăn cơm gạo lứt với muối vừng sẽ phải dùng thêm những thức ăn khác để đảm bảo dinh dưỡng, nguyên tắc chung là thêm rau, chọn thịt cá nạc, hạn chế dầu mỡ. Muối vừng cần cho thật ít muối.
– Nên dùng gạo lứt đỏ Điện Biên vì đây là loại gạo sạch, không dùng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật.

Gạo lứt đỏ Điện Biên dùng cho người bị tiểu đường
Quý khách hàng có nhu cầu mua gạo lứt đỏ Điện Biên có thể liên hệ Shop Rừng Vàng:
Địa chỉ: Số 35 Hoàng Đạo Thành, Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện Thoại: 0971.69.31.31 – 096.318.2662
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Nguồn tham khảo bài viết Người tiểu đường ăn gạo lứt như thế nào:
https://suckhoedoisong.vn/thuc-duong-cho-nguoi-dai-thao-duong-n125231.html
http://wru.edu.vn/gao-luc-co-tac-dung-gi-doi-voi-benh-tieu-duong-11889.html
https://vtv.vn/suc-khoe/beo-phi-va-nguy-co-dan-den-dai-thao-duong-type-2-20180920235411006.htm