Cách ngâm rượu ba kích chuẩn để ngâm một bình rượu ba kích thật ngon cú nghĩ đơn giản nhưng để cách ngâm rượu ba kích thơm ngon đúng cách và cho ra chất rượu ngon thì cũng cần tìm hiểu và đúng từ lựa chọn củ, bình, sơ chế và cách ngâm.
CÂY BA KÍCH NHƯ THẾ NÀO
Ba kích (ba kích thiên, ba cức, diệp liễu thảo, đan điền lâm vũ…) là loài cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non màu tím, có lông, phía sau nhẵn.

Bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc là rễ. Rễ dùng làm thuốc thường khô, được cắt thành từng đoạn ngắn, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du các tỉnh phía Bắc nước ta.
Loài cây này có nhiều trong rừng thưa hoặc rừng thứ sinh, gặp ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình đến vùng cao nguyên ở phía Nam.
Ngoài ra, nó còn sinh trưởng ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Lào… Ba kích tím nếu trồng phải 3 năm mới có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường vào tháng
CÔNG DỤNG CỦA BA KÍCH
Ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận::
- Bổ thận, tráng dương. Dùng trong các trường hợp thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm)
- Hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc
- Các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…
CÁCH NGÂM RƯỢU BA KÍCH CHUẨN NHẤT
Cách ngâm rượu ba kích khô
Cách ngâm rượu ba kích tươi hay khô là ngon nhất là câu hỏi được nhiều người rất quan tâm. Ngâm ba kích có thể dùng ba kích khô hay ba kích tươi đều được nhưng cần lưu ý
+ Nếu ngâm rượu ba kích khô nên mua tại nơi uy tín ví dụ như Shop Rừng Vàng vì tại Shop rừng vàng ba kích được rửa sạch sẽ chế biến và sấy sạch bằng máy sấy dược liệu chuyên dụng nên đảm bảo.

+ Tuyệt đối không mua ba kích khô rút ruột rất đẹp mắt tại cửa hàng bán khác với giá thành rất rẻ chỉ vài trăm nghìn vì đều là hàng Trung Quốc trôi nổi và rút lõi bằng công nghệ hấp trần cho mềm ba kích để rút lõi dễ hơn rất dễ làm mất chất của ba kích xong dùng diêm sinh để bảo quản rất nguy hiểm đến sức khỏe

Cách ngâm rượu ba kích tươi
Củ ba kích bán đa phần ở thị trường đều là ba kích trồng quý khách có thể chọn ba kích trồng hoặc ba kích rừng nhưng ngâm ba kích rừng rượu mùi thơm và ngon nhiều. Chọn củ như sau:
- Củ không cần to, chọn củ già sần sùi không chọn củ trơm bóng
- Bẻ ra lõi dai, thịt chắc khó bóc lõi là củ già càng củ già ngâm càng tím và chất rượu tốt
- Bẻ ra thịt hơi hanh tím là được có những củ thịt màu trắng nhưng ngâm lại rất tím

Rượu ba kích tươi ngâm thường làm giảm độ rượu do còn lượng nước trong củ, rượu mùi hăng hơn ngâm rượu ba kích khô nhưng tinh chất trong ba kích được giữ trọn vẹn hơn. Có thể ngâm đa phần ba kích tươi cho thêm 1 lượng ba kích khô để tăng mùi thơm của rượu
CHỌN BÌNH NGÂM RƯỢU BA KÍCH
Để đúng cách ngâm rượu ba kích ngon thì không nên ngâm bình hoặc chai nhựa
Bình ngâm ba kích tím Quảng Ninh nên là bình thủy tinh hoặc bình gốm không tráng men bên trong
- Bình thủy tinh chọn bình cứng cáp, không nên chọn bình có vòi vì sau một thời gian gioăng cao su trong van sẽ hư hỏng gây rò rượu
- Bình gốm chọn bình không tráng men và không lấy bình có vòi. Kiểm tra kỹ bình trước khi mua nên thử nước nhé Quý khách
CHỌN RƯỢU NGÂM BA KÍCH
- Rượu ngâm chọn rượu nếp hoặc tẻ hoặc rượu ngô. Theo như kinh nghiệm của Shop Rừng Vàng nên ngâm rượu ngô Bắc Hà là rượu thơm ngon và rất thích hợp chúng tôi đã kiểm tra và ngâm thử cho chất lượng rượu ba kích rất tốt
- Độ rượu: ngâm rượu ba kích khô ngâm rượu 35 – 40 độ, ngâm rượu ba kích tươi ngâm rượu 40 -45 độ vì ba kích tươi sẽ làm giảm độ rượu đi khá nhiều
CHẾ BIẾN BA KÍCH
– Chế biến ba kích tươi
- Ba kích tươi rửa sạch để ráo
- Bỏ lõi bằng các cách sau :
Cách 1 : Đặt nên thớt lấy bề rộng dao to đật dập ra và gẩy thịt và lõi riêng (cách làm này nhanh nhưng làm ba kích ra nước và vụn mất ít nhiều chất của ba kích).
Cách 2: bóc thủ công tức dùng dao nhọn vừa dùng lực tay vừa dùng dao nhọn để khoét cậy lõi ra cách làm này mất thời gian nhưng cho chất lượng ba kích ngâm tốt nhất

– Chế biến ba kích khô:
- Ba kích tươi rủa sạch
- Phơi khô 2-3 ngày hoặc sấy nhẹ để ba kích rút bớt nước dễ làm lõi
- Dùng dao nhọn cắt xoáy từng khúc bằng đốt ngón tay rồi rút lõi ra
- Sấy hoặc phơi khô. Nên sấy bằng máy sấy dược liệu chuyên dụng hoặc phơi khô nhưng tránh ánh sáng trực tiếp
+ Cách Ngâm rượu ba kích đơn vị: Sau khi bóc lõi có thể ngâm rượu luôn hoặc có thể sấy hoặc dùng ba kích khô ngâm rượu ngâm với rượu 40 – 45 độ đối với ba kích tươi, ngâm 35- 40 độ với ba kích khô

- Cách ngâm rượu Ba kích chích rượu: Ba kích 1.000g; rượu trắng (35 – 40%) 150ml. Đem rượu trộn đều vào ba kích phiến, ủ 1 – 2 giờ cho ngấm hết rượu. Sao nhỏ lửa tới khô.
- Cách ngâm rượu Ba kích chích muối ăn: ba kích 1.000g; 150ml dung dịch muối ăn 5%. Đem dung dịch muối ăn trộn đều vào ba kích, ủ 2 – 4 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
- Cách ngâm rượu Ba kích chích cam thảo: ba kích 1.000g; cam thảo 50g. Cam thảo được cắt nhỏ, sắc với nước 3 lần, mỗi lần 150ml nước sạch, đun sôi trong 30 phút. Gộp dịch sắc, cô còn 150ml. Đem dịch cam thảo trộn đều với ba kích, ủ 6 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Như vậy, việc chế biến ba kích là cần thiết trong Cách ngâm rượu ba kích chuẩn, vì nó sẽ đạt được các mục đích như tăng được tính dương khi chích với rượu, tăng quy kinh thận khi chích với muối ăn, loại đi các chất gây ngứa khi chế với cam thảo…
+ Cách ngâm rượu ba kích phối hợp nhiều vị
- Bài 1: Dâm dương hoắc 12g, ba kích 16g, sa sâm 16g, nhục thung dung 12g, câu kỷ tử 12g, đỗ trọng 8g, đương quy 8g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35 – 40 độ (càng lâu càng tốt), uống trong vòng 1 tuần, ngày 2 lần, mỗi lần 15ml. Có thể dùng bài này để sắc uống ngày 1 thang.
- Bài 2: Hoặc dâm dương hoắc 60g, phục linh 30g, đại táo 9 quả. Ba thứ hấp chín, phơi khô, làm như vậy 3 lần. Sau đó tán nhỏ, các dược liệu ngâm với 2 bát rượu trắng và 100g mật ong. Đậy kín (tốt nhất là dùng lọ rộng miệng có nút mài). Để một tháng rồi lấy ra uống, mỗi ngày 2-3 chén nhỏ. Dùng liền 3 tháng. Nếu sắc uống thì dùng dược liệu ít hơn (khoảng 1/3 liều lượng trên).
- Bài 3: Ba kích tím 60g, Phụ tử 20g, Cam cúc hoa 60g, Thục tiêu 30g, Câu kỷ tử 30g, Thục địa 46g. Tất cả tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml, lúc đói

Rượu ba kích có thể chất trong, màu nâu đậm, mùi thơm, vị ngọt. Có tác dụng bổ dương. Dùng tốt cho các trường hợp thận dương kém, sinh dục kém. Tốt cho cả hai giới. Người lớn, nhất là từ 30 tuổi trở lên dùng rất tốt, Ngày có thể uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
- Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều)
- Những người đang bị táo bón, tiểu đỏ, miệng đắng, đau mắt, hồi hộp và bệnh tim thì không nên dùng.
- Những người bị đau dạ dày, thượng vị cần thận trọng khi dùng
- Trên thực tế, ba kích có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới nếu nguyên nhân là suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp… thì ba kích không có tác dụng.
- Ba kích là một vị cố tinh, làm xuất tinh chậm nên người nào bị khó xuất tinh, nếu uống ba kích vào lại càng khó thêm. Đặc biệt, lõi củ ba kích có chất độc, khi chế biến bắt buộc phải bỏ lõi, nếu không sẽ gây hại cho tim. Hầu hết các vị thuốc thường ngâm rượu với nồng độ 40 độ, nhưng với ba kích, chỉ rượu đạt nồng độ 45-47 độ mới có thể chiết xuất được tối đa dược chất.
- Uống rượu ba kích ta không có cảm giác say, tuy nhiên ta không nên uống quá nhiều (Mỗi ngày nên uống 4-5 ly nhỏ là vừa đủ)
- Không dùng rượu ba kích cho phụ nữ có thai
Bản quyền bài viết cách ngâm rượu ba kích tím thuộc sở hữu của Shop Rừng Vàng cấm sao chép dưới mọi hình thức
Mua củ ba kích tím tại Hà Nội, Hồ Chí Minh
Thông tin thêm về sản phẩm xin xem thêm tại đây:
RUNGVANG.VN CAM KẾT HÀNG CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG
TƯ VẤN: 0971.69.31.31

Cửa hàng Rừng Vàng – Chuyên đặc sản núi rừng
Số 35 Hoàng Đạo Thành, Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện Thoại: 0971.69.31.31 – 096.318.2662 – để được tư vấn